Bugi xe máy là một trong những bộ phận rất quan trọng của xe máy. Cùng Maxshine Việt Nam tìm hiểu về bộ phận này nhé!
Bugi xe máy
Bugi xe máy là gì ?
Bugi xe máy có tác dụng cung cấp tia lửa điện đủ yêu cầu và đúng thời điểm nhằm đốt cháy nhiên liệu , để động cơ có thể hoạt động ổn định . Một số trường người ta dùng bugi xe máy để rà soát nắm được các nổi ở động cơ xe .
Bugi xe máy ở đâu
Về cơ bản bugi xe máy thường được nắp ở dưới gầm máy , ở chính giữa hai yếm của xe đối với xe số . Còn ở các dòng xe ga thì ta phải tiến hành tháo yếm xe mới thấy được bugi.
Tác dụng của bugi xe máy 3 chấu
Tác dụng của Bugi 3 chấu dùng để đánh lửa ở đầu điện cực mục đích để đốt cháy nhiên liệu . Hình thành nên các tia lựa mạnh mẽ tạo nên lượng nhiệt cao , để có thể chuyển hóa nhiên liệu thành cơ năng làm vận hành được máy hoạt động
Bugi 3 chấu cơ bản cũng chỉ như loại thông thường chỉ khác dòng lửa mạnh hơn rất nhiều .
Bugi không chỉ hoạt động ban đầu đánh lửa để động cơ có thể hoạt động . Mà bugi sẽ hoạt động liên tục đánh lửa liên tục tương ứng với từng phút để đáp ứng đủ nhu cầu với quá trình đốt cháy nhiên liệu của xe làm cho xe luôn hoạt động ổn định . Khi xe máy chạy tốc độ càng nhanh lượng nhiên liệu cung cấp càng nhiều đồng nghĩa bugi sẽ đánh lửa càng nhiều hơn .
Để đảm bảo cho việc tia lửa được phóng ra mạnh mẽ tập chung không phân tán nhiệt thì tiêu chuẩn của cực dương phải làm 1,1 mm . Do đó bugi 3 chấu có cấu tạo cực dương rất nhỏ cùng với 3 cực âm nên tia lửa rất mạnh nhiên liệu được đốt triệt để , máy vận hành tốt tiết kiệm nhiên liệu . Ngoài ra còn tránh được tình trạng bị bám muội ở đầu bugi gây cản trở quá trình đánh lửa .
Cấu tạo của bugi xe máy như thế nào ?
Đối với tất cả các loại bugi xe máy đều có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là : điện cực, vỏ cách điện và dung tích khoảng trống.
Điện cực bugi : Là điện trung tâm điện cực dương là nơi xuất phát ra tia lửa điện được cấu tạo từ đồng , nơi phóng điện làm bằng hợp kim , crom , mangan , niken .
Vỏ cách điện bugi : cấu tạo từ oxit nhôm , ngăn không cho dòng điện cao áp lọt ra ngoài . có khả năng chịu nhiệt và áp suất nến rất tốt , trên thân vỏ được chế tạo thêm các lớp nhăn sóng cách điện ở đầu tiếp xúc với bugi ngăn cho sóng điện lan từ đầu bugi xuống kim loại .
Dung tích khoảng trống : Đây là khoảng không gian giữa hai đầu điện cực , khi khoảng không càng nhỏ khả năng tản nhiệt càng tốt và ngược lại .
Bugi được chia làm hai loại chính là bugi nóng và bugi lạnh .
- Bugi lạnh khả năng tản nhiệt tốt nhanh làm nguội chuyên dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc động động cơ cao
- Bugi nóng khả năng tản nhiệt kém nhanh chóng bị nóng , ứng dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc độ động cơ thấp
Khi nào thay bugi xe máy ?
Quãng đường mà nhà sản xuất khuyến cáo là từ 12000 km đến 15000 km thì bugi cần phải được thay mới . Thực chất xe máy chỉ cần đi được tầm một nửa con số trên là chủ xe đã cần phải kiểm tra bảo dưỡng .
Tuổi thọ trung bình của bugi xe máy chỉ tốt nhất khi xe chạy được tầm 15000 km , rất hiếm các loại bugi được thiết kế độ bền khi xe chạy được 45000km . Các loại bugi như vậy có rất nhiều ngoại lệ so với tiêu chuẩn .
Trong quá trình kiểm tra bugi xe máy nếu thấy khác so với tình trạng bạn cần thay bugi ngay lập tức . Khi thấy màu của chất cách điện không có giống như màu sắc thông thường , tình trạng này các điện cực đã bị ăn mòn hay có thể các mùn carbon bám vào , ta cũng cần thay bugi đối với trường hợp này .
Các chỉ số cần thay bugi khi xe đi được quãng đường đạt mốc 12000km là :
- Nếu màu sắc của sứ điện khác xong với màu sắc thông thường là màu nâu nhạt thì ta nên thay bugi
- Nếu các đầu điện cực của bugi có hiện tượng ăn mòn thì cũng nên được thay thế
- Nếu bugi bị bịt kín bởi các muội carbon lúc này cũng nên cần thay mới bugi
Một số thông tin chia sẻ về bugi xe máy hi vọng hữu ích cho các bạn.