Hiện nay, tại bảng điều khiển trên xe ô tô, có quá nhiều các kí hiệu biểu tượng khác nhau khiến việc vận hành ô tô trở nên khó khăn hơn. Điều này khiến các tài xế rất khó khăn trong việc hiểu hết các ý nghĩa của đèn cảnh báo, đèn thông tin trên chính chiếc xe mà họ lại hằng ngày. Vậy ý nghĩa của các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô là gì? Để giải quyết vấn đề này hãy cùng đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Ý nghĩa của các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô?
Việc các loại ô tô ngày nay ngày càng trở lên hiện đại hơn cùng nghĩa số lượng ký hiệu cảnh báo cũng ngày càng nhiều trong hơn các mẫu xe hơi mới. Theo thống kê có đến 64 ký hiệu đèn báo phổ biến nhất trên bảng táp lô của các hãng xe hơi. Trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện ở tất cả các mẫu xe.
Ký hiệu đèn cảnh báo trên trên ô tô khá đa dạng, khi đèn báo lỗi xuất hiện trên xe chính là một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề. Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận. Một mẹo dành cho người điều khiển ô tô chính là dựa vào màu sắc của đèn báo lỗi để nhận biết.
Đèn cảnh báo trên ô tô hoạt động như thế nào?
Mỗi chiếc xe ô tô của bất kì hãng nào, thì trên bảng đồng hồ sau vô lăng ô tô, nhà sản xuất có bố trí một hệ thống đèn báo. Mỗi ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô có ký hiệu mang ý nghĩa riêng. Và đều được áp dụng chung, sử dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe, thương hiệu xe trên thế giới.
Nếu trên bảng điều khiển có đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây thì nghĩa là hệ thống xe của bạn đang hoạt động bình thường. Còn nếu những đèn báo đó có trạng thái màu khác như cam, vàng, đỏ thì chắc chắn xe của bạn đang gặp vấn đề và bạn phải khắc phục ngay. Thông thường, mức độ đèn báo được chia làm 3 nhóm như sau:
- Đèn báo màu vàng: Thông báo lỗi xe cần kiểm tra, loại đèn này xuất hiện thì cấp độ nguy hiểm chưa cao vẫn có thể duy trì được tốc độ. Tuy nhiên, sau đó bạn cần kiểm tra lại các chi tiết liên quan.
- Đèn báo màu đỏ: Cảnh báo các lỗi xe hoặc tình huống nguy hiểm, cách xử lý kịp thời khi đèn báo đỏ là dừng xe ngay lập tức. Kiểm tra các loại động cơ xe. Nếu không thể tự khắc phục, có thể bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của đội ngũ cứu hộ.
- Đèn báo màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động, thông báo cho người điều khiển chú ý. Thường thì các loại đèn này sáng trong quá trình hoạt động, báo hiệu tình trạng hoạt động của thiết bị.
Thuật ngữ khác liên quan đến đèn cảnh báo trên ô tô
Ngoài những đèn tín hiệu cảnh báo cơ bản trên, thì có thêm 3 loại thuật ngữ khác liên quan đến đèn cảnh báo ô tô mà bạn cũng nên chú ý đó là:
- Cụm đồng hồ đo: là nơi hiển thị đèn cảnh báo và các thông tin quan trọng khác của xe để người lái không bỏ sót. Bao gồm các loại như đồng hồ tốc độ, máy đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường và mọi đồng hồ đo khác mà xe của bạn có.
- ECU: là một máy tính hoặc một loạt máy tính theo dõi tình trạng của chiếc xe và thực hiện các thay đổi để đảm bảo nó hoạt động bình thường.
- OBDII: tạo ra các mã cho biết khi xe xảy ra sự cố. Sau đó, chủ sở hữu hoặc kỹ thuật viên có thể “đọc” những mã đó bằng thiết bị OBDII, thiết bị này sẽ cho họ biết bộ phận cần chú ý của xe.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về các ý nghĩa của ký hiệu ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô mà, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.